• 0966 243 066
  • hello@sokfarm.com

Đường hoa dừa khác đường thốt nốt như thế nào?

Dừa và thốt nốt là những loại cây phổ biến ở khu vực nhiệt đới. Đường hoa dừa và đường thốt nốt là sản phẩm chế biến từ mật của hoa dừa và hoa thốt nốt. Vậy hai loại đường này sẽ giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé.

Cây dừa và cây thốt nốt đều là cây họ cọ


1. Điểm giống nhau giữa đường hoa dừa và đường thốt nốt


Đường hoa dừa và đường thốt nốt đều được sản xuất từ mật của cây họ cọ. Theo nghiên cứu, mật của hầu hết các loài cây họ cọ, trong đó có dừa và thốt nốt đều rất giàu đường được dùng để sản xuất trong nhiều thế kỷ trước ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Đây là 2 sản phẩm đường đều cho chỉ số GI ở mức thấp, ít calo nên hiện nay được dùng phổ biến thay thế cho đường tinh luyện.

2. Những điểm khác nhau giữa đường hoa dừa và đường thốt nốt


Lịch sử phát triển


Ở Việt Nam, đường thốt nốt và đường hoa dừa cũng có lịch sử rất lâu đời. Nghề thu mật thốt nốt nấu đường thì nổi tiếng trên vùng đất 7 núi An Giang. Còn nghề truyền thống thu mật hoa dừa làm đường là của người dân Khmer Nam Bộ ở tỉnh Trà Vinh. Nhưng đường thốt nốt được thương mại và buôn bán đến ngày hôm nay. Còn đường hoa dừa chỉ được sử dụng trong gia đình nên gần như bị thất truyền.

Người nông dân phải leo lên những cây cao để thu thốt nốt

Nông dân mát xa hoa dừa để thu mật

Thời gian thu mật


Mặc dù thốt nốt có thể cho hoa và mật quanh năm, nhưng mùa thu mật nấu đường chỉ khoảng 6 tháng. Khi trời nắng nước thốt nốt cho nhiều đường thành phẩm, nên mùa nắng càng kéo dài thì thời gian làm đường thốt nốt cũng được kéo dài.

Như thốt nốt, cây dừa cũng có thể cho hoa và mật xuyên suốt khi trưởng thành. Điều đặc biệt là lượng đường trong mật hoa dừa không chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, nên có thể thu mật làm đường quanh năm, giúp sản lượng cung cấp cho nhà máy, thị trường ổn định

Công nghệ chế biến


Vì có lịch sử thương mại lâu đời nên đường thốt nốt cũng được sản xuất bằng nhiều quy trình và chất lượng cũng khác nhau. Tùy vào quy trình sản xuất mà đường thốt nốt có thể tách mật hoặc không.

Công đoạn đầu tiên làm đường thốt nốt là nước thốt nốt sau khi thu hoạch sẽ được nấu ở nhiệt độ cao. Đường thốt nốt không tách mật sau khi nấu được đổ khuôn định hình, loại đường này sẽ có màu nâu sậm và để lâu rất dễ bị tan chảy. Sản phẩm đường thốt nốt tách mật là sau công đoạn nấu nhiệt độ cao sẽ ly tâm tách mật, sấy và nghiền mịn có thể bảo quản được lâu hơn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.


Người dân tự nấu đường thốt nốt

Trong những năm gần đây Mật hoa dừa Sokfarm tại Trà Vinh đã tiếp nối truyền thống thu mật làm đường của người dân Khmer nơi đây. Với giống dừa mới hiện nay, cây dừa có tuổi đời từ 3 năm đã cho hoa và có thể thu mật, nên thân cây vẫn thấp, người dân có thể thu mật được vài lần trong ngày, tránh tình trạng mật hoa dừa lên men. Nhờ vậy, đường hoa dừa sản xuất tại Sokfarm theo công nghệ đường không tách mật và không thêm đường. Đường dừa hữu cơ Sokfarm được sản xuất bằng công nghệ cô đặc chân không ở nhiệt độ thấp từ 55-60oC trong nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO22000:2018, FDA, Ocop 5 sao, nên đường vẫn giữ được hầu hết dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng điện giải tự nhiên có trong sản phẩm.

Đường hoa dừa được chế biến trong nhà máy hữu cơ đạt chuẩn quốc tế 

Giá trị dinh dưỡng


Theo nghiên cứu về mật hoa dừa của Muhammad Tuuseef Asghar và cộng sự (2019) lượng đường tổng trong mật hoa dừa thấp hơn so với mật thốt nốt. Đặc biệt là lượng đường sucrose trong mật thốt nốt cao hơn rất nhiều so với mật hoa dừa. Nhưng lượng đường glucose và đường fructose lại thấp hơn so với mật hoa dừa. Điều đó dẫn đến chỉ số đường huyết (GI) trong đường hoa dừa ở mức thấp (GI=<41)

So sánh về lượng đường tổng trong mật hoa dừa và mật thốt nốt 

Đặc trưng của các loại cây họ cọ là trong mật chứa rất nhiều khoáng chất. Có thể thấy mật hoa dừa và mật thốt nốt đều chứa các thành phần khoáng như: natri, kali, magie,... Nhưng nhìn chung tổng lượng chất khoáng trong mật hoa dừa cao hơn so với mật thốt nốt. Từ đó có thể chỉ ra rằng đường làm từ mật hoa dừa sẽ giàu khoáng điện giải hơn.

So sánh hàm lượng khoáng chất trong mật hoa dừa (Coconut sap), mật thốt nốt (Sugar palm juice) và nước mía (Sugarcane juice). Nguồn: Muhammad Tuuseef Asghar và ctv, 2019

Ở Sokfarm, nhờ sản xuất ở nhiệt độ thấp nên đường hoa dừa vẫn giữ lại được các loại acid amin, chất xơ dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa tự nhiên của mật hoa dừa.

Giá trị cảm quan


Cả 2 loại đường này đều cho vị ngọt thanh, nhưng ở đường hoa dừa lại có thêm hương thơm đặc trưng của dừa và vị mặn nhẹ của khoáng chất. Đường thốt nốt không tách mật sẽ có vị chua và màu nâu sẫm do quá trình lên men và nấu ở nhiệt độ cao. Màu sắc của đường thốt nốt tách mật sẽ có màu vàng sáng để lâu ít bị sậm màu. Còn đường hoa dừa hữu cơ Sokfarm có màu vàng nhạt và sậm màu dần theo thời gian. Đây cũng là một cách để nhận biết đường tách mật và đường không tách mật.

Đường thốt nốt sau khi đã nấu xong

Đường hoa dừa Sokfarm tự hào được sản xuất tại vùng nguyên liệu đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế. Một vùng nguyên liệu được phù sa của sông Mekong bồi đắp giúp cho mật hoa dừa Trà Vinh rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất.

Đường hoa dừa tơi, xốp, mịn và có màu sáng 

Đường hoa dừa Sokfarm là giải pháp cho nhóm khách hàng ăn kiêng, đường huyết cao, đang mong muốn tìm một chất tạo ngọt mới (new sweetener) tự nhiên hơn. Ngoài việc cung cấp vị ngọt thanh đặc trưng, sản phẩm còn cung cấp khoáng điện giải, chất chống oxy hoá và axit amin cho cơ thể.

Đường hoa dừa Organic Sokfarm với quy trình sản xuất chuẩn hữu cơ quốc tế

Nói chung, đường hoa dừa và đường thốt nốt đều là những loại đường tự nhiên từ họ cọ và tốt cho sức khoẻ. Bạn có thể lựa chọn loại đường phù hợp với nhu cầu và hương vị của bạn. Đường hoa dừa hữu cơ Sokfarm cũng là một lựa chọn uy tín để bạn tham khảo.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov 

Bạn cần Đăng nhập blog.or Đăng ký blog.to_comment.

Danh sách bình luận (0)